Những lỗi chính tả tại sân bay

[ point evaluation5/5 ]1 people who voted
Đã xem: 2893 | Cật nhập lần cuối: 7/13/2013 11:07:25 PM | RSS

Những ngày qua dư luận được một phen nửa cười nửa mếu khi hay tin hai “cổng chính” vào Việt Nam xuất hiện nhiều biển viết sai tiếng Anh be bét, là sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM).

Tại sân bay Nội Bài (cảng hàng không lớn nhất miền Bắc) không hề khó để bắt gặp những lỗi dịch thuật ngô nghê, khó hiểu, có phần hài hước và “sáng tạo” khi gán cho quầy vé cái tên “Ticketing counter” trong khi chúng đơn thuần chỉ là “Ticket counter”. Lỗi này xuất hiện cả ở khu vực của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.

Những lỗi chính tả tại sân bay

"Quầy vé - Ticketing counter” trong khi chúng đơn thuần chỉ là “Ticket counter”.

Những tấm biển báo tiếng Anh đầy lỗi chính tả và dịch thuật cũng xuất hiện ngay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), tại tấm biển “Thông tin” viết sai chính tả phần tiếng Anh là “Information”, thay vì “Information”.

Những lỗi chính tả tại sân bay

Ngoài ra, biển hướng dẫn “Lên máy bay” – “To Planes” được nhiều người cho rằng là một cách dịch ngớ ngẩn không tuân theo quy tắc nào. Thông thường, để hướng dẫn hành khách nơi ra máy bay, các sân bay quốc tế khác chỉ đơn giản dùng từ “Departures”. Hay như, “Thanh toán phí hành lý quá cước” – “Excess Counter” với biển này hẳn cũng đặt ra một vấn đề hóc búa với các hành khách nước ngoài, sẽ đơn giản hơn với họ nếu là cụm từ “Excess Baggage Payment”.

“Đổi ngoại tệ” – “Foreign Exchange” không hẳn là một cách dịch sai, song người ta thường dùng “Currency Exchange” tại các sân bay quốc tế. Trong khi đó, “Quầy bán vé” – “Ticketing Counter”, trong khi nó chỉ đơn giản là “Ticket Counter”.

Những lỗi chính tả tại sân bay

Những tấm biển với lỗi tiếng Anh "kỳ quặc" tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Không chỉ tại sân bay, trên website của nhiều cơ quan hàng không như của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Vietnamairport.vn) cũng phát hiện sai lỗi tiếng Anh. Cụ thể, trong bài giới thiệu về Cảng hàng không Phù Cát (Bình Định), tại “Mục 4: Nhà ga hành khách”, phần băng tải hành lý được viết là “baggagages conveyors”, trong khi từ đúng là “baggage conveyors”.

Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thừa nhận, sân bay chỉ sai sót chính tả ở chữ “Information” và sân bay đã sửa ngay sau khi phát hiện. Còn về các lỗi dịch thuật liên quan đến cụm từ Ticketing Counter, Foreign Exchange, To Planes… ông Tú cho hay, trách nhiệm thuộc về các hãng hàng không ở sân bay.

“Ở sân bay đều dành một số vị trí để các hãng thực hiện các thủ tục cho hành khách. Về phần trang trí các bảng hiệu ở khu vực này, do các hãng tự làm và chịu trách nhiệm. Tôi sẽ cho kiểm tra xem hãng nào sai để yêu cầu hãng đó sửa”, ông Tú nói.

Đại diện hãng Jetstar Pacific cho hay, nếu biển hiệu sai lỗi chính tả thì sửa lại cho chuẩn để tránh hiểu nhầm từ du khách nước ngoài. “Giờ Việt Nam đã hội nhập với quốc tế, ngôn ngữ tiếng Anh rất thông dụng và rất nhiều người biết”, đại diện Jetstar Pacific nói.

Trong khi đó đại diện hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air không bình luận về vấn đề này.

TS. Vũ Thị Phương Anh, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế, Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM nhận xét: “Những từ bị phát hiện sử dụng sai lỗi chính tả là đúng rồi, không có gì oan ức cả. Riêng từ “to planes” thì cách dịch quá ngây ngô!”

Những lỗi chính tả tại sân bay