Bí mật của sự tức giận

[ point evaluation5/5 ]1 people who voted
Đã xem: 2636 | Cật nhập lần cuối: 8/27/2013 4:26:16 AM | RSS

Tức giận là một cảm xúc hoàn toàn bình thường mà mọi người phải chiến đấu với nó.

Sự tức giận là hoàn toàn bình thường và là xúc cảm của con người. Nhưng khi tức giận tới mức mất kiểm soát thì sẽ gây ra phá hoại và dẫn đến các sự cố tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ cá nhân và chất lượng cuộc sống của bạn.

Đối với hầu hết mọi người, giận dữ có thể là vấn đề đáng sợ. Ở mức độ nào đó, tức giận có thể khiến mọi người sợ hãi. Chúng ta sợ người khác tức giận với mình cũng như sợ mình tức giận người khác. Thậm chí ngay cả khi bạn không tham gia trực tiếp mà chỉ quan sát hai người tức giận nhau. Cho dù trong hoàn cảnh nào thì giận dữ là trạng thái cảm xúc khó chịu và nên tránh nó.

Tuy nhiên, chúng ta không thể làm điều đó, bởi vì sự tức giận là một trong những cảm xúc cố hữu nhất của loài người. Hiệp Hội tâm lý Mỹ cho biết : “ Sự tức giận là hoàn toàn bình thường và là xúc cảm của con người. Nhưng khi tức giận tới mức mất kiểm soát thì sẽ gây ra phá hoại và dẫn đến các sự cố tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ cá nhân và chất lượng cuộc sống của bạn.”

Mỗi người chúng ta, ai cũng sẽ có lúc giận dữ. Đó là phản ứng tự nhiên đối với sự thất vọng, hăm dọa, vi phạm và mất mát. Nó giúp bảo vệ chính mình và những người chúng ta yêu thương, giúp ta biết được điều gì quan trọng với mình. Chúng ta cần phải chấp nhận những cơn tức giận của mình. Các bạn thường gặp rắc rối với chính mình bởi vì hay lẫn lộn giữa cảm xúc và hành động. Các bạn trách móc chính mình mỗi khi cáu giận. Bởi vì các bạn chấp nhận cảm giác khó chịu mỗi khi tức giận nhưng lại không tha thứ những việc mình đã gây ra.

Hoàn toàn bình thường khi bạn tức tối, hãy nhìn nhận điều đó. Các dấu hiệu sinh lý của cơn tức giận là siết chặt tay, thắt chặt các cơ bắp và chuẩn bị cho cuộc ẩu đả. Hãy thừa nhận rằng bạn bực mình và tò mò muốn tìm hiểu về cơn giận. Một khi đã trải nghiệm cảm giác hay suy nghĩ cáu gắt, đừng cho điều đó là xấu và rồi sau đó cố gắng phủ nhận những cảm xúc không thể tránh được. Kiềm chế sự tức giận, chúng ta sẽ làm gia tăng nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm cùng với các lo ngại liên quan đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Trầm cảm thường là do sự kiềm nén cơn giận. Chúng ta bực mình là vì chúng ta không muốn hiểu hay lắng nghe người khác mà chỉ muốn thể hiện mình. Bằng cách chấp nhận cơn giận, chúng ta có thể học cách giám sát cảm xúc, điều khiển phản ứng và cuối cùng là đưa ra những quyết định hợp lý nên hành động như thế nào.

Một khi thừa nhận sự giận dữ thì khi đó bạn mới có thể bắt đầu chuyến hành trình tìm hiểu nguồn gốc xác thực của nó. Nếu tức giận dữ dội thì hãy tìm một cách nào đó “hạ nhiệt” để nó không bùng nổ hoặc điều khiển hành vi cũng như suy nghĩ. Sau đó hãy tự hỏi chính mình “ Tại sao trong trường hợp đó mình lại phản ứng mạnh mẽ như vậy ? ”. Trong nhiều trường hợp, khi bạn phản ứng dữ dội thì lý do duy nhất là một cá nhân hay một sự việc nào đó gây ra vấn đề và khiến bạn phải gánh chịu. Thực tế, bất cứ khi nào bạn phản ứng mạnh mẽ đều là do những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ. Quá khứ ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức mọi việc. Do đó, một phần cơn giận là tình hình thực tế và một phần là một cái gì đó trong quá khứ, và rồi hoàn cảnh hiện tại có thể kích hoạt cảm xúc trong quá khứ.

Bí mật của sự tức giận
Giận dữ là một liều thuốc độc, cần phải hạ hỏa.
Trẻ em rất dễ bị tổn thương và phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ và những người chăm sóc chúng. Thậm chí những bậc phụ huynh hòan hảo cũng không thể đưa ra những điều đúng đắn mọi lúc cũng như hòa hợp mọi nhu cầu của con trẻ bất cứ lúc nào. Trong vài trường hợp căng thẳng, trẻ em rất dễ bị tổn thương với sự hành hạ bằng lời nói và cả thể chất. Bằng những kinh nghiệm trên, bạn có thể quên đi những cảm xúc chưa được giải quyết. Và rồi trong tương lai những trải nghiệm sắp tới có thể sẽ kích hoạt chúng.

Khi chúng ta giận dữ, chúng ta cần phải tìm cách đối mặt với những cảm xúc mạnh mẽ đó để không phá hủy hay để nó áp đảo mình hoặc hối hận những gì đã gây ra. Bạn hành động bốc đồng mỗi khi tức giận có thể gây ra những điều không hay như cãi cọ với đồng nghiệp, nổi điên với trẻ nhỏ và vô số hành động mất kiểm soát khác. Chúng là kết quả của những khổ sở và tội lỗi. Trong những trường hợp này, khi bạn sắp nổi điên , hãy cố gắng bình tĩnh và đừng *** hình trở nên xấu hơn. Khi không kiềm chế được và “bùng nổ” thì cách tốt nhất bạn nên tìm cách giải quyết không ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kì ai và cuối cùng hãy đưa ra một quyết định để giải quyết một cách hợp lý nhất.

Đang trong quá trình nhận thức cơn giận, bạn nên hạn chế va chạm với mọi người xung quanh để không đi lạc hướng. Đặc biệt điều này không có lợi trong các mối quan hệ tình cảm, bởi vì họ thường tích tụ giận dữ mỗi khi nửa kia đối xử không tốt hơn là giải quyết vấn đề ngay tại thời điểm nó xảy ra. Bằng cách này này bạn sẽ duy trì quan điểm thực tế và cân bằng.

Kỹ năng làm cha mẹ cũng cần thiết mỗi khi cáu gắt. Nếu bạn tức giận trẻ con điều gì, đừng để sự giận dữ bùng nổ, hãy từ từ lấy lại bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách hợp lý và nhẹ nhàng. Hãy cho chúng biết rằng bạn không thích chúng cư xử như vậy, và hãy nói một cách mạnh mẽ và thẳng thắn. Hãy cố nhịn để mọi việc không trở nên quá trầm trọng cũng như quá khó chịu. Nếu không bình tĩnh và lỡ nói điều gì đó khiến bạn cảm thấy hối hận, hãy xin lỗi và giải thích cho chúng biết lúc đó bạn mất bình tĩnh và cảm thấy rất hối hận. Nhận thức được cơn giận quá mức của mình sẽ giúp bạn áp dụng một cách thích hợp trong việc kỷ luật con trẻ.

Trên hết, đừng bao giờ tự làm mình nổi giận bạn nhé. Ngay cả khi đã đánh mất cái gì đó rất quan trọng thì hãy tha thứ cho chính mình. Tức giận là một cảm xúc hỗn độn mà mọi người phải chiến đấu với nó. Cho dù là một nửa của bạn hay vợ chồng, con cái, bạn bè, thì cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là hãy đồng cảm với họ và tha thứ cho chính mình mỗi khi phải đối mặt với sự giận dữ, một cảm xúc mạnh mẽ và đầy thử thách.